Bài 4: Pin bar là gì? Tìm hiểu về pin bar và cách thức giao dịch
Pin bar là gì? Tìm hiểu về pin bar và cách thức giao dịch
Pin bar là nến rất phổ biến và xuất hiện vô cùng nhiều trong biểu đồ giá, đây là mẫu nến vô cùng cơ bản trong việc học tập về nến cũng như là Price Action. Vậy Pin bar là gì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết này.
Nội dung bài viết [Ẩn]
- 1 Pin bar là gì?
- 1 Những yếu tố tạo nên một pin bar đẹp
- 1.1 Bullish pin bar
- 1.2 Bearish pin bar
- 2 Các kịch bản có thể vào lệnh với Pin bar
- 1 Cách 1: Vào lệnh thị trường Pin bar là gì
- 2 Cách 2: Đặt lệnh stop
- 3 Cách 3: Đặt lệnh limit
- 3 Một số ví dụ về vào lệnh với pin bar
- 1 Vào lệnh thị trường
- 2 Lệnh Limit pin bar là gì
- 3 Lệnh stop
- 4 Một vài lưu ý khi giao dịch với pin bar là gì
- 5 Kết luận
- 1 Những yếu tố tạo nên một pin bar đẹp
Pin bar là gì?
Bất kể dạng nến nào cũng có những mẫu hình hoàn hảo và không hoàn hảo. Một nến pin bar đẹp sẽ có những tiêu chuẩn như sau:
- Pin bar nên có một đuôi dưới hoặc trên dài, đó là điểm nhấn của một nến pin bar mà thể hiện cho chúng ta thấy rằng có một sự false breakout ở đây.
- Thân nến nên rất nhỏ và nó phải nằm lệch nhiều về một đầu của cây nến.
- Lý tưởng nhất là thân nến không vượt quá 1/3 tổng độ dài của cây nến.
- Đuôi nến còn lại thường là không đáng kể. Tạm gọi nó như là cái “Đầu” nòng nọc.
Hình 2: Mẫu hình lý tưởng
Tham khảo một số ví dụ về pin bar
Bullish pin bar
Bullish pin bar là một dạng nến có bóng nến dưới dài và thân nến ở phần trên của cây nến, bóng nến dưới thể hiện cho lực mua chiếm ưu thế áp đảo nên ta gọi là Bullish.
Hình 3: Một số mẫu nến Bullish pin bar đẹp và không đẹp
Bearish pin bar
Ngược lại với Bullish pin bar thì là Bearish pin bar, đây là nến pin bar có bóng nến trên dài và thân nến nằm ở phần dưới của cây nến. Dưới đây là hình ảnh ví dụ về một số mẫu hình nến bearish pin bar.
Hình 4: Một số mẫu nến Bearish pin bar đẹp và không đẹp
Các kịch bản có thể vào lệnh với Pin bar
Giao dịch với pin bar là lý tưởng hơn khi pin bar đi vào khu vực có ngưỡng hỗ trợ, kháng cự như: Đường trung bình, ngưỡng fibonacci retracement, điểm chốt, vùng giằng co…vv.
Phần lớn thời gian hình thành của cây nến, giá không ở mức giá đầu và thân nến. Tốt nhất là phần đầu và thân nến được hình thành vài phút hoặc vài giây (tùy khung thời gian) trước khi kết thúc cây nến. Pin bar là gì
Điều kiện này phù hợp với đánh scalping vì bạn sẽ có thời gian theo dõi biểu đồ, còn nếu bạn đánh dài hạn thì ko cần thiết vì không thể ngồi canh biểu đồ được.
Về cơ bản thì giao dịch với Pin bar rất đơn giản với 3 kiểu vào lệnh như sau:
Cách 1: Vào lệnh thị trường Pin bar là gì
Nếu trong một trend mạnh và xuất hiện pin bar đẹp thì rất nhiều khả năng ngay sau khi nến pin bar đóng cửa, thị trường sẽ vọt đi nhanh. Nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội thì bạn có thể vào lệnh ngay khi pin bar đóng cửa.
Hình 5: Vào lệnh thị trường với pin bar
Cách 2: Đặt lệnh stop
Đây là một lệnh mang tính xác nhận, theo đúng với phong cách vào lệnh của price action hơn, thận trọng hơn.
Với Bullish Pin thì chúng ta đặt lệnh buy stop ngay trên đỉnh pin bar và khi giá phá vỡ đỉnh để khớp lệnh cũng là một sự xác nhận cho việc giá tăng. Ngược lại, với Bearish Pin ta đặt lệnh sell stop dưới đáy nến pin bar. Pin bar là gì
Hình 6: Sử dụng lệnh stop để giao dịch với pin bar
Cách 3: Đặt lệnh limit
Một cách rất thường xuyên, ngay sau khi kết thúc nến pin bar thì đến cây nến tiếp theo giá thường sẽ hồi về khoảng giữa của pin bar rồi sau đó mới đi theo hướng ta mong muốn.
Vì thế, chúng ta có thể đặt lệnh một cách thụ động với limit order. Với bullish pin chúng ta đặt buy limit ở khoảng 50% (điểm chính giữa) độ rộng của cây nến. Ngược lại, với bearish pin chúng ta đặt sell limit ở khoảng 50% (điểm chính giữa) độ rộng của cây nến.
Trong trường hợp chúng ta đã vào lệnh thị trường thì khi khớp lệnh limit chúng ta sẽ chịu âm tạm thời đối với lệnh thị trường, thậm chí là khi khớp cả lệnh stop thì giá vẫn thường quay lại test 50% nến pin bar.
Nhiều trường hợp các bạn có thể vào được một lúc 3 lệnh với chỉ một nến pin bar. Chẳng hạn, khi pin bar đóng cửa tôi vào ngay một lệnh thị trường, sau đó giá hồi về để tiếp tục khớp lệnh limit và khi giá phá vỡ đỉnh (đáy) pin bar thì tiếp tục khớp lệnh stop.
Tuy nhiên, bên cạnh khả năng lợi nhuận lớn gắp nhiều lần thì cũng có nhược điểm của nó mang lại cho chúng ta đó là nhiều khi giá đi ngược lại mong đợi khiến chúng ta lỗ đậm.
Hình 7: Sử dụng lệnh limit để giao dịch với pin bar
Một số ví dụ về vào lệnh với pin bar
Vào lệnh thị trường
Hình 8: Ví dụ vào lệnh thị trường với pin bar
- Xu hướng giảm đang mạnh.
- Xuất hiện sóng hồi tăng với một vài cây nến xanh.
- Sau đó xuất hiện nến pin bar. Pin bar là gì
- Ta vào lệnh bán ngay khi nến pin bar đóng cửa và đã không lỗ một pip nào từ điểm vào lệnh.
Trường hợp vào lệnh trực tiếp còn phù hợp với tình huống mà nến pin bar không có đầu và nếu đặt lệnh stop thì gần như ngay lập tức khớp lệnh (Nến pin bar tăng với lệnh mua và pin bar giảm với lệnh bán). Do đó, có thể vào ngay một lệnh thị trường và bỏ qua lệnh stop.
Hình 9: Vào lệnh trực tiếp khi nến Pin Bar không có đầu
Lệnh Limit pin bar là gì
Với lệnh limit, chúng ta có thể gặp những trường hợp mà nến ngay sau pin bar sẽ lập tức hồi về 50% pin bar và rồi đi theo hướng có lợi cho chúng ta. Web PA hay
Nhưng cũng có những trường hợp mà phải cần đến một vài cây nến sau đó mới có dấu hiệu hồi về test lại 50% nến pin bar (những trường hợp này chỉ nên xem xét các pin bar cực đẹp).
Hình 10: Nến ngay sau pin bar hồi về và khớp lệnh limit ở 50% nến pin bar
Hình 11: Sau một vài nến rồi mới hồi về 50% pin bar
Lệnh stop
Hình 12: Buy stop với bullish pin bar
Hình 13: Sell stop với bearish pin bar
Một vài lưu ý khi giao dịch với pin bar là gì
- Pin bar là một nến đơn lẻ, thuộc dạng cơ bản nhất trong các loại nến của Price action, thông thường chúng ta không giao dịch chỉ dựa vào nhìn pin bar mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố bổ sung, pin bar phù hợp là điểm vào lệnh hơn là lý do vào lệnh.
- Stop loss là rất quan trọng. Phần lớn các giao dịch chúng ra đặt stop loss ngay dưới (mua) hoặc trên (bán) đuôi pin bar. Với những trường hợp sử dụng lệnh stop trên đỉnh hoặc dưới đáy ( trường hợp hồi về 50% pin bar mà chưa phá vỡ đầu pin bar) thì ta có thể đặt stop loss hẹp hơn, có thể 50% đến 75% pin bar tính từ điểm cuối đuôi pin bar tuỳ độ lớn nhỏ. Điều này thường áp dụng cho những pin bar có biên độ lớn.
- Một điều bạn cũng nên nhớ rằng vào lệnh sau khi giá đã hồi về là phương pháp thu hẹp stop loss một cách tự nhiên. Một inside bar hình thành sau pin bar sẽ cho chúng ta điểm stop loss ngay vị trí thấp nhất (hoặc cao nhất với lệnh bán) của inside bar.
- Khi pin bar xuất hiện ở các khung thời gian dài hạn thì bạn có thể sử dụng nó để định hướng cho việc giao dịch trong ngày ở các khung thời gian nhỏ hơn dựa trên các tín hiệu của khung thời gian lớn. Chẳng hạn bạn có thể chờ cơ hội khi giá về vùng 50% pin bar ở khung ngày để tìm kiếm một cơ hội tuyệt vời trên khung H1 hay thấp hơn.
- Những vị trí ngưỡng kháng cự, hỗ trợ quan trọng cùng một việc sử dụng đường trung bình (ví dụ như EMA 21) là những vị trí tốt để xem xét giao dịch pin bar khi chúng bắt đầu xuất hiện.
- Khi đã vào lệnh, hãy đặt mục tiêu lợi nhuận ít nhất bằng 2 lần khoảng dừng lỗ. Pin bar có thể là điểm bắt đầu cho một cú di chuyển mạnh của giá cho nên bạn đừng ngần ngại và lo lắng.
- Nếu bạn giao dịch với pin bar ngược xu hướng thì phải chắc chắn rằng pin bar đó cực đẹp và ở vị trí cũng đáng tin cậy (ngưỡng hỗ trợ quan trọng, vùng cung cầu, ….). Nếu có chút nghi ngờ thì đừng giao dịch, hãy chỉ giao dịch với một tâm lý thoải mái nhất. Kiên nhẫn chờ đến pin bar hợp ý mình nhất.
- Việc giao dịch ở mức hồi về 50% pin bar hoặc là chờ ở trên (dưới) đầu pin bar suy cho cùng cũng một nguyên tắc mang tính lý thuyết để tôi giảng dạy cho các bạn. Nó hoàn toàn có thể linh hoạt và bạn có thể thay đổi nó cho phù hợp với thực tế giao dịch mà bạn cho là phù hợp với bạn, với khung thời gian bạn giao dịch hay thị trường bạn giao dịch. Ví dụ, các bạn cũng thấy rằng nếu pin bar quá lớn thì giá khó mà hồi về mức 50% nên đặt ở mức 75% (tính từ đuôi nến) và ngược lại điều đó dễ xảy ra với pin bar có độ lớn vừa phải.
Kết luận
Như đã nói ở trên thì Pin bar là một trong những dạng nến sử dụng price action rất phổ biến và cơ bản nhất. Dù chúng ta có không tìm hiểu sâu về PA thì cũng đều biết đến pin bar.
Do nó chỉ là một nến đơn lẻ cho nên để giao dịch hiệu quả với nến này thì bạn cần kết hợp với nhiều yếu tố phân tích khác để gia tăng khả năng thành công của lệnh giao dịch.
Mẫu hình pin bar này cũng sẽ mạnh hơn khi là một phần trong cấu tạo nên các mẫu hình nến đặc biệt như: mẫu hình giảm dần, mẫu hình tăng dần, Nến xu hướng thất bại, opposite failure…
Hy vọng những kiến thức tôi trình bày trên đây sẽ đem lại nhiều giá trị bổ ích và quan trọng là giúp bạn giao dịch thành công hơn. Bạn thấy bổ ích hãy xem tiếp bài học tiếp theo nhé
Bài 5: Giao dịch với pin bar trong các trường hợp cụ thể